Gần 100 năm trước, ngày 28-6-1919, các nước thắng trận gồm Anh, Pháp, Nga, Ý, Mỹ và các nước bại trận là Đức, Áo – Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ đã ...
Gần 100 năm trước, ngày 28-6-1919, các nước thắng trận gồm Anh, Pháp, Nga, Ý, Mỹ và các nước bại trận là Đức, Áo – Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ đã họp Hội nghị tại Versailles, Pháp để ký kết các hòa ước chính thức cũng như phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
Thời điểm đó, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp, đã tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và các tỉnh ở Pháp, soạn thảo “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây”. Bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản, tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử.
Đối tượng Nhân Chính tuyên truyền, quảng bá cho 'Yêu sách 8 điểm' (Ảnh Thành Nam)
Vậy mà, ngày 19-12-2018, 100 tổ chức và cá nhân tự xưng là người Việt Nam yêu tự do, dân chủ và công lý đã khởi xướng cái gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019”, nhại lại bản yêu sách năm xưa để gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.
Bộ mặt thật trong“Yêu sách tám điểm năm 2019” là gì, xin phân tích rõ các nội dung sau:
Một là, đòi hỏi vô căn cứ của “Yêu sách tám điểm năm 2019”
“Yêu sách tám điểm năm 2019” đặt ra những đòi hỏi vô lý, không có cơ sở khoa học và thực tiễn khi yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân đang chấp hành án vì thực hiện các hành vi: “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và bỏ định hướng chính trị đối với giáo dục và đào tạo.
Những người bị tước đi một số quyền công dân vì thực hiện các hành vi “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi tù nhân chưa tiến bộ, chưa chấp hành hết thời gian giam giữ theo bản án thì không thể trả tự do là điều đương nhiên.
Thông Tư số 06/2018/TT-BCA, ngày 12-02-2018 quy định tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
Tại chương II, tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, gồm 16 điều, từ Điều 7 đến Điều 22 quy định rõ quá trình chấp hành án của phạm nhân, phấn đấu tốt sẽ được giảm nhẹ hình thức giam giữ. Bên cạnh đó, tính nhân văn của chế độ XHCN cũng được biểu hiện qua quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và quyết định giảm án, tha tù của cấp có thẩm quyền dành cho những tù nhân có hướng phấn đấu, hoàn lương.
Những tù nhân chưa chấp hành án đúng thời gian theo bản án và chưa có sự tiến bộ thì chưa thể được hưởng các quy định này. “Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta trả tự do vô điều kiện là không có căn cứ.
“Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta bỏ tính định hướng trong giáo dục và đào tạo thực chất là tạo cơ sở để các tổ chức phản động ngoài nước tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo của nước nhà; hòng đưa ý thức hệ đối lập vào thế hệ trẻ, qua đó nhằm mục đích “không đánh mà tan”, kéo theo “sự nhạt nhòa”, xa rời tôn chỉ, thiếu kiên định, hoang mang, dao động và chống đối, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Rõ ràng, những đòi hỏi, yêu sách trên là không thể chấp nhận, cần nhận diện và thẳng thắn đấu tranh, phê phán, loại bỏ.
Hai là, xuyên tạc, phủ nhận các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được tập trung, cụ thể hóa tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin.
Công dân có quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí thông qua việc sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành báo in; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Nhà báo có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình. Nếu thông tin đăng tải sai sự thật, trái với quy định của pháp luật thì buộc phải xem xét, thu hồi, xử lý.
Những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, phản bội Tổ quốc, chế độ thì đều phải bị xử lý để đảm bảo được tính dân chủ có tập trung, không tạo kẽ hở cho dân chủ vô nguyên tắc.
Có một thực tế, theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6-2018, cả nước có 857 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó, cơ quan báo in có 86 cơ quan Trung ương, 107 cơ quan địa phương. Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134 đơn vị địa phương. Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị.
Cả nước hiện tại cũng có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Số lượng thẻ nhà báo đã cấp mới trong 6 tháng đầu năm là 1.066, trong đó cấp mới 1.032 thẻ, cấp lại 34 thẻ. Đến nay, tổng số thẻ nhà báo đã cấp là 19.166 thẻ. Số trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ đã cấp phép đến hết tháng 6-2018 là 1.510. Số mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228.
Bên cạnh đó, có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam, cùng với rất nhiều cơ quan báo chí trong nước thường xuyên phản ánh thông tin đa chiều trên bình diện đời sống chính trị - xã hội Việt Nam đến mọi người dân; người dân được bày tỏ tâm tư, tình cảm đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thông qua báo chí. Sự thật này bác bỏ luận điệu xuyên tạc Việt Nam tự do ngôn luận, tự do báo chí của các thế lực thù địch, phản động.
Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại, cư trú của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ. Song, những cá nhân phản bội Tổ quốc, có hành vi móc nối các tổ chức phản động nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện các hành vi chống phá, đang tị nạn ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ thì việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn là cần thiết.
Trên thế giới, mọi quốc gia đều có quy định nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia; bất kỳ cá nhân nào có hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đều phải bị nghiêm trị.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân chỉ là nguyên cớ để tạo sức ép, can thiệp nội bộ, nhằm đưa những cá nhân bất hảo, phản quốc để kích động, gây rối, chống phá, tạo nguyên cớ để can thiệp vào chế độ của ta.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội của công dân; những hội được công dân lập ra dựa trên nhu cầu chính đáng của con người và hoạt động vì tiến bộ của cá nhân, gia đình, xã hội, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước luôn được tôn trọng và khuyến khích phát triển.
Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể, rõ ràng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó việc tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, thành lập các hội, nhóm để trở thành tổ chức đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam, hoạt động không tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thì hiển nhiên không được chấp nhận ở Việt Nam.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền lập hội, nhóm được “Yêu sách tám điểm năm 2019” đề cập thật là thiển cận, bản chất là tạo bàn đạp, cơ sở thành lập các tổ chức xã hội dân sự đối lập, thực hiện các hành vi chống phá, kích động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc mô hình nhà nước pháp quyền XHCN và chế độ bầu cử ở Việt Nam
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam luôn hướng tới đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân, phát triển năng lực làm chủ và thực hành dân chủ của nhân dân trên tư cách người chủ của nhà nước và xã hội.
Điều này đã được Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” là sự lựa chọn đúng đắn, cần phải kiên định thực hiện.
Những luận điệu nói nền pháp luật của Việt Nam không có sự công bằng trong bầu cử và ứng cử là sai sự thật. Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, không thể coi “tam quyền phân lập” là sự lựa chọn phù hợp ở nước ta.
Hồng PhúThời điểm đó, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp, đã tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và các tỉnh ở Pháp, soạn thảo “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây”. Bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản, tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử.
Vậy mà, ngày 19-12-2018, 100 tổ chức và cá nhân tự xưng là người Việt Nam yêu tự do, dân chủ và công lý đã khởi xướng cái gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019”, nhại lại bản yêu sách năm xưa để gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.
Bộ mặt thật trong“Yêu sách tám điểm năm 2019” là gì, xin phân tích rõ các nội dung sau:
Một là, đòi hỏi vô căn cứ của “Yêu sách tám điểm năm 2019”
“Yêu sách tám điểm năm 2019” đặt ra những đòi hỏi vô lý, không có cơ sở khoa học và thực tiễn khi yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân đang chấp hành án vì thực hiện các hành vi: “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và bỏ định hướng chính trị đối với giáo dục và đào tạo.
Những người bị tước đi một số quyền công dân vì thực hiện các hành vi “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi tù nhân chưa tiến bộ, chưa chấp hành hết thời gian giam giữ theo bản án thì không thể trả tự do là điều đương nhiên.
Thông Tư số 06/2018/TT-BCA, ngày 12-02-2018 quy định tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
Tại chương II, tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, gồm 16 điều, từ Điều 7 đến Điều 22 quy định rõ quá trình chấp hành án của phạm nhân, phấn đấu tốt sẽ được giảm nhẹ hình thức giam giữ. Bên cạnh đó, tính nhân văn của chế độ XHCN cũng được biểu hiện qua quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và quyết định giảm án, tha tù của cấp có thẩm quyền dành cho những tù nhân có hướng phấn đấu, hoàn lương.
Những tù nhân chưa chấp hành án đúng thời gian theo bản án và chưa có sự tiến bộ thì chưa thể được hưởng các quy định này. “Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta trả tự do vô điều kiện là không có căn cứ.
“Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta bỏ tính định hướng trong giáo dục và đào tạo thực chất là tạo cơ sở để các tổ chức phản động ngoài nước tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo của nước nhà; hòng đưa ý thức hệ đối lập vào thế hệ trẻ, qua đó nhằm mục đích “không đánh mà tan”, kéo theo “sự nhạt nhòa”, xa rời tôn chỉ, thiếu kiên định, hoang mang, dao động và chống đối, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Rõ ràng, những đòi hỏi, yêu sách trên là không thể chấp nhận, cần nhận diện và thẳng thắn đấu tranh, phê phán, loại bỏ.
Hai là, xuyên tạc, phủ nhận các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được tập trung, cụ thể hóa tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin.
Công dân có quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí thông qua việc sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành báo in; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Nhà báo có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình. Nếu thông tin đăng tải sai sự thật, trái với quy định của pháp luật thì buộc phải xem xét, thu hồi, xử lý.
Những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, phản bội Tổ quốc, chế độ thì đều phải bị xử lý để đảm bảo được tính dân chủ có tập trung, không tạo kẽ hở cho dân chủ vô nguyên tắc.
Có một thực tế, theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6-2018, cả nước có 857 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó, cơ quan báo in có 86 cơ quan Trung ương, 107 cơ quan địa phương. Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134 đơn vị địa phương. Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị.
Cả nước hiện tại cũng có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Số lượng thẻ nhà báo đã cấp mới trong 6 tháng đầu năm là 1.066, trong đó cấp mới 1.032 thẻ, cấp lại 34 thẻ. Đến nay, tổng số thẻ nhà báo đã cấp là 19.166 thẻ. Số trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ đã cấp phép đến hết tháng 6-2018 là 1.510. Số mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228.
Bên cạnh đó, có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam, cùng với rất nhiều cơ quan báo chí trong nước thường xuyên phản ánh thông tin đa chiều trên bình diện đời sống chính trị - xã hội Việt Nam đến mọi người dân; người dân được bày tỏ tâm tư, tình cảm đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thông qua báo chí. Sự thật này bác bỏ luận điệu xuyên tạc Việt Nam tự do ngôn luận, tự do báo chí của các thế lực thù địch, phản động.
Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại, cư trú của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ. Song, những cá nhân phản bội Tổ quốc, có hành vi móc nối các tổ chức phản động nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện các hành vi chống phá, đang tị nạn ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ thì việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn là cần thiết.
Trên thế giới, mọi quốc gia đều có quy định nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia; bất kỳ cá nhân nào có hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đều phải bị nghiêm trị.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân chỉ là nguyên cớ để tạo sức ép, can thiệp nội bộ, nhằm đưa những cá nhân bất hảo, phản quốc để kích động, gây rối, chống phá, tạo nguyên cớ để can thiệp vào chế độ của ta.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội của công dân; những hội được công dân lập ra dựa trên nhu cầu chính đáng của con người và hoạt động vì tiến bộ của cá nhân, gia đình, xã hội, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước luôn được tôn trọng và khuyến khích phát triển.
Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể, rõ ràng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó việc tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, thành lập các hội, nhóm để trở thành tổ chức đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam, hoạt động không tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thì hiển nhiên không được chấp nhận ở Việt Nam.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền lập hội, nhóm được “Yêu sách tám điểm năm 2019” đề cập thật là thiển cận, bản chất là tạo bàn đạp, cơ sở thành lập các tổ chức xã hội dân sự đối lập, thực hiện các hành vi chống phá, kích động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc mô hình nhà nước pháp quyền XHCN và chế độ bầu cử ở Việt Nam
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam luôn hướng tới đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân, phát triển năng lực làm chủ và thực hành dân chủ của nhân dân trên tư cách người chủ của nhà nước và xã hội.
Điều này đã được Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” là sự lựa chọn đúng đắn, cần phải kiên định thực hiện.
Những luận điệu nói nền pháp luật của Việt Nam không có sự công bằng trong bầu cử và ứng cử là sai sự thật. Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, không thể coi “tam quyền phân lập” là sự lựa chọn phù hợp ở nước ta.
Hồng PhúThời điểm đó, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp, đã tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và các tỉnh ở Pháp, soạn thảo “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây”. Bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản, tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử.
Vậy mà, ngày 19-12-2018, 100 tổ chức và cá nhân tự xưng là người Việt Nam yêu tự do, dân chủ và công lý đã khởi xướng cái gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019”, nhại lại bản yêu sách năm xưa để gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.
Bộ mặt thật trong“Yêu sách tám điểm năm 2019” là gì, xin phân tích rõ các nội dung sau:
Một là, đòi hỏi vô căn cứ của “Yêu sách tám điểm năm 2019”
“Yêu sách tám điểm năm 2019” đặt ra những đòi hỏi vô lý, không có cơ sở khoa học và thực tiễn khi yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân đang chấp hành án vì thực hiện các hành vi: “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và bỏ định hướng chính trị đối với giáo dục và đào tạo.
Những người bị tước đi một số quyền công dân vì thực hiện các hành vi “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi tù nhân chưa tiến bộ, chưa chấp hành hết thời gian giam giữ theo bản án thì không thể trả tự do là điều đương nhiên.
Thông Tư số 06/2018/TT-BCA, ngày 12-02-2018 quy định tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
Tại chương II, tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, gồm 16 điều, từ Điều 7 đến Điều 22 quy định rõ quá trình chấp hành án của phạm nhân, phấn đấu tốt sẽ được giảm nhẹ hình thức giam giữ. Bên cạnh đó, tính nhân văn của chế độ XHCN cũng được biểu hiện qua quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và quyết định giảm án, tha tù của cấp có thẩm quyền dành cho những tù nhân có hướng phấn đấu, hoàn lương.
Những tù nhân chưa chấp hành án đúng thời gian theo bản án và chưa có sự tiến bộ thì chưa thể được hưởng các quy định này. “Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta trả tự do vô điều kiện là không có căn cứ.
“Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta bỏ tính định hướng trong giáo dục và đào tạo thực chất là tạo cơ sở để các tổ chức phản động ngoài nước tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo của nước nhà; hòng đưa ý thức hệ đối lập vào thế hệ trẻ, qua đó nhằm mục đích “không đánh mà tan”, kéo theo “sự nhạt nhòa”, xa rời tôn chỉ, thiếu kiên định, hoang mang, dao động và chống đối, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Rõ ràng, những đòi hỏi, yêu sách trên là không thể chấp nhận, cần nhận diện và thẳng thắn đấu tranh, phê phán, loại bỏ.
Hai là, xuyên tạc, phủ nhận các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được tập trung, cụ thể hóa tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin.
Công dân có quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí thông qua việc sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành báo in; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Nhà báo có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình. Nếu thông tin đăng tải sai sự thật, trái với quy định của pháp luật thì buộc phải xem xét, thu hồi, xử lý.
Những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, phản bội Tổ quốc, chế độ thì đều phải bị xử lý để đảm bảo được tính dân chủ có tập trung, không tạo kẽ hở cho dân chủ vô nguyên tắc.
Có một thực tế, theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6-2018, cả nước có 857 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó, cơ quan báo in có 86 cơ quan Trung ương, 107 cơ quan địa phương. Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134 đơn vị địa phương. Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị.
Cả nước hiện tại cũng có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Số lượng thẻ nhà báo đã cấp mới trong 6 tháng đầu năm là 1.066, trong đó cấp mới 1.032 thẻ, cấp lại 34 thẻ. Đến nay, tổng số thẻ nhà báo đã cấp là 19.166 thẻ. Số trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ đã cấp phép đến hết tháng 6-2018 là 1.510. Số mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228.
Bên cạnh đó, có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam, cùng với rất nhiều cơ quan báo chí trong nước thường xuyên phản ánh thông tin đa chiều trên bình diện đời sống chính trị - xã hội Việt Nam đến mọi người dân; người dân được bày tỏ tâm tư, tình cảm đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thông qua báo chí. Sự thật này bác bỏ luận điệu xuyên tạc Việt Nam tự do ngôn luận, tự do báo chí của các thế lực thù địch, phản động.
Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại, cư trú của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ. Song, những cá nhân phản bội Tổ quốc, có hành vi móc nối các tổ chức phản động nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện các hành vi chống phá, đang tị nạn ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ thì việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn là cần thiết.
Trên thế giới, mọi quốc gia đều có quy định nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia; bất kỳ cá nhân nào có hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đều phải bị nghiêm trị.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân chỉ là nguyên cớ để tạo sức ép, can thiệp nội bộ, nhằm đưa những cá nhân bất hảo, phản quốc để kích động, gây rối, chống phá, tạo nguyên cớ để can thiệp vào chế độ của ta.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội của công dân; những hội được công dân lập ra dựa trên nhu cầu chính đáng của con người và hoạt động vì tiến bộ của cá nhân, gia đình, xã hội, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước luôn được tôn trọng và khuyến khích phát triển.
Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể, rõ ràng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó việc tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, thành lập các hội, nhóm để trở thành tổ chức đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam, hoạt động không tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thì hiển nhiên không được chấp nhận ở Việt Nam.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền lập hội, nhóm được “Yêu sách tám điểm năm 2019” đề cập thật là thiển cận, bản chất là tạo bàn đạp, cơ sở thành lập các tổ chức xã hội dân sự đối lập, thực hiện các hành vi chống phá, kích động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc mô hình nhà nước pháp quyền XHCN và chế độ bầu cử ở Việt Nam
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam luôn hướng tới đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân, phát triển năng lực làm chủ và thực hành dân chủ của nhân dân trên tư cách người chủ của nhà nước và xã hội.
Điều này đã được Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” là sự lựa chọn đúng đắn, cần phải kiên định thực hiện.
Những luận điệu nói nền pháp luật của Việt Nam không có sự công bằng trong bầu cử và ứng cử là sai sự thật. Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, không thể coi “tam quyền phân lập” là sự lựa chọn phù hợp ở nước ta.
Hồng Phú (Công an nhân dân)
Nguồn: Đấu trường dân chủ
PHẢN HỒI