1. Cô Con vịt 19 tuổi (Covid-19) đang làm khuynh đảo nước Mỹ khiến nhiều chính trị gia lên cơn “ngáo” “Ngáo” đến mức họ cho rằng Cô Con vịt ...
1. Cô Con vịt 19 tuổi (Covid-19) đang làm khuynh đảo nước Mỹ khiến nhiều chính trị gia lên cơn “ngáo”
“Ngáo” đến mức họ cho rằng Cô Con vịt 19 tuổi (Covid-19) sẽ giúp Ukraina đòi lại…Crưm!
Trong bối cảnh đại dịch do virus corona gây ra, Ukraine và đồng minh có cơ hội gây áp lực buộc Nga phải trả lại Crimea cho Ukraine, ba cựu đại sứ Mỹ Stephen Pifer, John Herbst và William Taylor tại Kiev cho biết.
Theo các cựu đại sứ Mỹ, trước sự lây lan của đại dịch và giá dầu giảm, Mỹ và các đồng minh nên đề xuất dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga để đổi lấy việc chấm dứt xung đột ở Ukraina, trả lại Crưm! Cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra có thể buộc Kremlin đồng ý.
Đúng là cơ hội tỷ năm có một! Tranh thủ dịch bệnh bị rối loạn tâm thần và sang chấn tâm lý nên vào nhà thương điên đòi bác sĩ trả lại Crimea về măm!
2. Bộ trưởng Y tế Ukraina Ilya Emets phát biểu công khai trên tivi: Những người trên 65 tuổi cần coi là “xác chết”, không cần lãng phí nguồn lực cứu chữa!
Bộ trưởng Bộ Y tế Ukraine Ilya Emets
Xem video clip
Xem nguồn:
* Báo chí tiếng Ukraina: Міністр Ємець назвав «трупами» людей старше 65 років і закликав не витрачатися на них
* Báo chí tiếng Nga có cả video clip lời ông Bộ trưởng: Министр здравоохранения Украины назвал людей старше 65 лет «трупами» (видео)
* Video clip trên youtube:
https://www.youtube.com/watch?time_continue=960&v=tDeBKhuaYzg&feature=emb_logo
Vì sao ông Bộ trưởng Y tế Ukraina chỉ coi là “xác chết” những người từ 65 tuổi trở lên, chứ không phải là 64, hoặc 63, 60…? Dân mạng Ukraina đã tìm ra câu trả lời. Bạn đọc Ольга Ткаченко bình luận trên youtube:
Почему 65 а не 64? А потому что ему 64!”
Dịch: “Tại sao lại là 65 chứ không phải 64? Bởi vì ông ta năm nay mới 64 tuổi!”
Link comment: https://www.youtube.com/watch?v=tDeBKhuaYzg&lc=Ugw2L88oeFwfDvFXDZl4AaABAg
3. Đức và châu Âu coi Mỹ là “kẻ cướp thời hiện đại”!
Nguồn cung khan hiếm, khẩu trang trở thành mục tiêu tranh giành giữa các nước lớn. Mỹ gần đây liên tục bị cáo buộc “nẫng tay trên” đơn hàng của các đồng minh châu Âu.
Đức – Pháp – Tây Ban Nha liên tục cáo buộc Mỹ có hành vi chặn và nẫng tay trên các chuyến hàng chở khẩu trang sang bán cho những nước này, bằng cách trả giá cao hơn để bên bán phá hợp đồng với các nước, theo đài CNN.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Andreas Geisel cáo buộc Mỹ tịch thu hàng chục ngàn khẩu trang y tế mà chính phủ Đức đã thanh toán cho nhà cung cấp và gọi đây là “hành vi cướp biển thời hiện đại”.
Cụ thể, phía Mỹ đã tịch thu một lô hàng 200.000 khẩu trang tại Bangkok, Thái Lan. Đây là số khẩu trang bảo hộ lớp FFP2 và FFP3 mà Đức đặt mua nhằm trang bị cho cảnh sát Berlin.
Truyền thông Đức cho hay phía liên quan đến đơn đặt hàng của Berlin là Công ty Công nghệ 3M, sản xuất tại Trung Quốc.
Nhân viên an ninh Đức kiểm tra một lô khẩu trang của Công ty 3M ngày 1-4. Ảnh: BBC
“Đây không phải là cách bạn hành xử với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu cũng cần tránh các hành vi hoang dã kiểu viễn Tây” – ông Geisel chỉ trích.
Còn ở Pháp, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ, truyền thông nước này đã bắt đầu sử dụng một thuật ngữ mới để chỉ cuộc tranh giành khẩu trang giữa các cường quốc phương Tây: Guerre des masques (Cuộc chiến khẩu trang).
Nhiều quan chức cấp cao tại Pháp đã phản ánh sự khó khăn trong việc đảm bảo quá trình nhập thiết bị bảo vệ y tế, do các bên khác trả giá cao hơn họ, trong bối cảnh các quốc gia cạn kiệt kho dự trữ đang phải bắt tay “săn tìm kho báu” – theo cách gọi của Chủ tịch vùng Ile-de-France – ông Valerie Pecresse.
Ông Renaud Muselier – Chủ tịch vùng Sud, xác nhận với CNN về thông tin một lô hàng khẩu trang của khu vực đã bị “một quốc gia nước ngoài” giành mua tại các sân bay Trung Quốc.
Người đứng đầu của vùng Grand Est nói với đài Pháp RTL rằng việc đảm bảo các đơn đặt hàng được cập bến là “một trận chiến hằng ngày”. Ông mô tả: “Trên đường băng, người Mỹ đến, rút tiền mặt và trả gấp ba hoặc bốn lần cho các đơn đặt hàng chúng tôi đã thực hiện, vì vậy cần phải chiến đấu”.
Vì tình hình trên, Berlin đã phải yêu cầu quân đội Đức hộ tống thiết bị y tế mua từ nước ngoài để chống Covid-19! Lãnh đạo cơ quan y tế Berlin, ông Dilek Kalayci cho biết đã gửi yêu cầu khẩn cấp đến quân đội, kêu gọi hỗ trợ hộ tống vận chuyển thiết bị y tế mua từ các nước về Berlin giúp chống dịch Covid-19!
4. EU & NATO giật mình sực nhớ đến Ý chỉ sau khi thấy quân đội Nga có mặt ở Milan!
Cũng không phải vì quân đội Nga “xâm chiếm” Ý mà là các bác sỹ quân y của Nga có mặt ở Milan để giúp nước này chống Covid 19! Theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi 15 máy bay phản lực quân sự tới Ý chuyên chở các nhà virus học, nhà dịch tễ học và các thiết bị cần thiết cho nước này.
EU & NATO thật bẽ bàng khi thấy báo chí Ý đăng tải video clip buổi “Lễ hạ cờ EU” của ông Phó chủ tịch Quốc hội Ý Fabio Rampelli. Ai biết tiếng Ý thì xem bài báo tiếng Ý ở link này:
Video trên được chính ông Phó chủ tịch Quốc hội Ý tự quay và đăng trên cổng thông tin Fratelli d’Italia trên nền tảng mạng xã hội YouTube.
Xem video clip “Lễ hạ cờ EU” của ông Phó Chủ tịch Quốc hội Ý Fabio Rampelli
Ông Fabio Rampelli nói rằng Liên minh châu Âu không giúp các nước gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Trong video, ông Phó Chủ tịch QH Ý Rampelli đeo khẩu trang y tế và găng tay trắng gỡ cờ EU và thay bằng cờ Italy.
Trong lời kết của video này, Phó Chủ tịch QH Ý Fabio Rampelli mỉa mai nói với lá cờ nhiều sao của EU khi ông gấp lá cờ này: “Có lẽ chúng ta sẽ gặp lại sau. Có thể!”
Chỉ sau khi có video clip này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mới gửi lời xin lỗi đến Ý vì đã thiếu một chiến lược chung cần thiết để hỗ trợ quốc gia này chống lại dịch bệnh.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây cũng khẳng định liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu sẽ tăng tốc độ cung cấp viện trợ y tế cho các đồng minh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong dịch bệnh.
5. Thủ tướng Ý bênh vực Nga khi EU & NATO “chính trị hóa” sự cứu trợ của Nga.
Trong khi Nga bị đổ lỗi âm mưu chính trị quanh việc giúp đỡ thành viên châu Âu chống dịch COVID-19, Thủ tướng Ý đã lên tiếng bênh vực.
Hôm 9/4, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã lên tiếng phản bác những quan điểm chỉ trích Nga, gọi sự hỗ trợ Ý là âm mưu nhằm giúp Moscow có được sự tín nhiệm của Ý trong việc thúc đẩy gỡ bỏ trừng phạt của EU lên nước này. Thủ tướng Ý cho rằng, những bình luận như vậy là “sự xúc phạm” với Chính phủ Ý. “Những lời như vậy xúc phạm tôi sâu sắc. Đây là một sự xúc phạm đối với chính phủ Ý, và đối với [Tổng thống Nga] Vladimir Putin, người sẽ không bao giờ cần sử dụng chúng [việc viện trợ nhân đạo-ND] làm đòn bẩy cho điều gì” – Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nhấn mạnh. Ông nói thêm, cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã “đặt ra thách thức đối với sự tồn tại của châu Âu” do thiếu chương trình hành động chung để phục hồi kinh tế.
Ngoài hỗ trợ Ý về mặt nhân sự và thiết bị y tế đông đảo, Nga cũng hỗ trợ cả Tây Ban Nha.
Trong một tuyên bố trước đó, cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi cũng đã chỉ trích những quan điểm muốn chính trị hóa sự giúp đỡ của tại Ý.
“Tôi nhận định rằng, sự giúp đỡ của Nga là hữu ích. Nó cho thấy sự gần gũi giữa mọi người là điều tối quan trọng. Chúng ta thấy có một chút đoàn kết nào đó trong thời điểm căng thẳng này. Tôi cho rằng trong những năm qua chúng ta đã chia rẽ thế giới một cách vô ích” – ông Prodi nói với các phóng viên nước ngoài.
Theo ông, cần tỏ thái độ biết ơn trước việc máy bay viện trợ xuất hiện ở Ý. “Có những người muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga, lại có một số người muốn thắt chặt trừng phạt, nhưng đây là một vấn đề khác. Chỉ xin làm ơn đừng nói tới điều này khi chúng ta nhắc tới việc viện trợ”, – ông nói khi trả lời câu hỏi về nỗ lực làm mất uy tín của viện trợ từ Nga.
Tuyên bố được cho là nhắc đến các tin tức được báo chí phương Tây mô tả là chiến dịch viện trợ Ý mang ý nghĩa chính trị vì nó giúp nước Nga trở nên thiện cảm hơn trong mắt người châu Âu và có thể thúc đẩy việc ủng hộ dỡ bỏ trừng phạt Nga. Thậm chí, tờ La Stampa đăng bài báo dẫn các nguồn tin cao cấp không nêu tên viết rằng, 80% những mặt hàng mà Nga viện trợ cho Ý trong cuộc chiến chống coronavirus là “hoàn toàn vô dụng hoặc mang lại ít lợi ích” cho đất nước.
Ngay lập tức, những người trong cuộc là các bác sĩ Ý đã bác bỏ thông tin trên. Oliviero Valoti, một bác sĩ người Ý, người đứng đầu bệnh viện dã chiến được thành lập tại bệnh viện Giáo hoàng John XXIII ở Bergamo của Ý đã ca ngợi rất nhiều về viện trợ cho các chuyên gia của Nga. Hoạt động chung giữa chuyên gia Ý và Nga đã mang lại hiệu quả nhất định dẫu ban đầu có sự khác biệt về ngôn ngữ và phương pháp điều trị.
“Lúc đầu, chúng tôi gặp một số khó khăn trong việc hiểu các phương pháp và cách tiếp cận để làm việc trong ngành chăm sóc đặc biệt và các đơn vị khác, nhưng, mặc dù có những tiêu chuẩn hơi khác nhau, chúng tôi đã thiết lập được sự hợp tác tốt. Kinh nghiệm hiện tại của chúng tôi rất có giá trị và đôi khi rất xúc động” – bác sĩ Valoti nói với TASS.
Các bác sĩ Ý cũng ca ngợi máy thở của Nga, được lắp đặt tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
“Những máy móc do Nga sản xuất này có chất lượng cao và rất cần thiết. Các chuyên gia Ý đã làm chủ được chúng, chúng rất dễ sử dụng và tiện lợi” – vị bác sĩ nhấn mạnh.
“Ở vùng Bergamo, nhiều bệnh nhân nói một phương ngữ địa phương, khác hẳn với tiếng Ý truyền thống, mà ngay cả những người phiên dịch đi cùng với các nhà y học Nga này cũng gặp khó khăn trong việc hiểu, nhưng các bác sĩ địa phương của Bergamo luôn sẵn sàng giúp đỡ” – bác sĩ Valoti cho hay.
Valoti là một trong những bác sĩ đầu tiên mắc phải coronavirus. Ông tiết lộ rằng căn bệnh kéo dài trong 20 ngày, sau đó ông ngay lập tức trở lại với nhiệm vụ của mình và được giao nhiệm vụ thành lập bệnh viện dã chiến.
Sự giúp đỡ của Nga cũng cho thấy sự hiệu quả khi các vùng khác của Ý, như vùng Piemonte, cũng mong được một nhóm thuộc lực lượng quân y Nga tới hỗ trợ.
Trước đó, Thiếu tướng Igor Konashenkov – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga đã bình luận rằng, Nga đang cung cấp cho Ý sự hỗ trợ một cách vô tư trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh và không lời lẽ chỉ trích nào trên các phương tiện truyền thông địa phương có thể buộc Nga từ bỏ mục đích này.
6. Đại dịch COVID-19: Mỹ không cho EU bỏ trừng phạt Syria
Bộ Ngoại giao Syria mới đây đã kêu gọi EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng Mỹ sẽ ngăn cản.
Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần ngay lập tức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Syria, mà ngay từ ban đầu đã vi phạm các quyền cơ bản của con người. Hiện nay, EU vẫn là đối tượng tham gia chính trong việc phong tỏa Syria, bất chấp các mối đe dọa từ đại dịch COVID-19 (coronavirus).
“Người dân Syria đang phải chịu các lệnh trừng phạt này, đã cùng với các quốc gia và tổ chức chứng minh tầm quan trọng của việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp và bất kỳ chế tài nào, bao gồm cả việc chuyển khoản khoản ngân hàng, do Mỹ và EU áp đặt vì lý do chính trị với sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và tước bò các yếu tố quyền con người” – bản tuyên bố nói.
Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh tuyên bố của một số nhà lãnh đạo EU có trách nhiệm kêu gọi dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Syria hiện vẫn chỉ nằm trong tinh thần chính trị, mà không có các hành động thực tế nào liên quan đến việc dỡ bỏ các biện pháp chế tài.
Vừa qua, các phái đoàn thường trực Nga, Trung Quốc, Iran, Syria, Triều Tiên, Cuba, Nicaragua và Venezuela đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn và ngay lập tức các biện pháp trừng phạt đơn phương, làm khó các quốc gia khi chống lại dịch coronavirus. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu cùng với Hoa Kỳ, Anh, Ukraine và Gruzia, đã phủ quyết việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết của Nga kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương.
7. Thêm Serbia gửi lời đắng tới châu Âu
Serbia vừa nhận được hỗ trợ từ 11 chuyến bay quân sự Nga sau khi bị EU từ chối giúp đỡ. Serbia đối mặt với đại dịch COVID-19 ở nước này mà không có được một sự hỗ trợ nào từ châu Âu dù họ thuộc quy chế ứng cử viên EU.
Các máy bay Nga hỗ trợ Serbia chống dịch COVID-19.
Theo đó, ở giai đoạn đầu, người dân Serbia đã không coi trọng những hạn chế được cảnh báo nhưng khi dịch bắt đầu lan rộng, họ mới bắt đầu lo sợ. Nhưng vấn đề lại ở chỗ bệnh viện thiếu hụt thiết bị y tế và các chuyên gia ngành y đã rời khỏi Serbia và chuyển sang Tây Âu. Ở châu Âu, diễn biến cũng khó lường và tình trạng thiếu thốn thiết bị y tế diễn ra ở mọi nơi. Do thiếu hụt các bác sĩ trong ngành y, chính quyền Serbia đã kêu gọi, thu hút những bác sĩ về hưu đến bệnh viện và kêu gọi những người đang làm việc ở nước ngoài hãy quay về nước. Đáng tiếc, nhiều bác sĩ cũng đã bị lây bệnh.
Khi đó, Tổng thống Alexander Vuсiс đã hướng tới EU nhưng đã bị từ chối. Tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, virus corona đã lây lan nhanh đến mức Ủy ban Châu Âu ra lệnh cấm cung cấp thiết bị y tế cho nước ngoài. Do đó, ngay cả quy chế ứng cử viên EU cũng không giúp Serbia được bất cứ hỗ trợ gì.
Tổng thống Vucic đã bình luận một câu chua chát: “Tôi không muốn đưa ra kết luận chính trị, nhưng, chúng tôi đã nhận thức được rằng, trên thực tế không có sự đoàn kết của châu Âu, đó chỉ là một câu chuyện cổ tích được viết trên giấy”.
Ngay sau đó, Nga cũng giúp đỡ.
Mười một máy bay Il-76 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Bataynitsa gần Belgrade. 87 chuyên gia bắt đầu làm việc gần như ngay lập tức, chia thành các nhóm. Trong mỗi nhóm đều có một nhà trị liệu, nhà dịch tễ học, bác sĩ gây mê, thiết bị y tế.
Hai nhóm đang làm việc ở Belgrade, các nhóm khác đến các thành phố Valevo, Nis, Kikinda, Chupriya – nơi có tình trạng tồi tệ nhất.
Các máy bay Il-76 đã chở mười sáu chiếc xe chuyên dụng để phun khử khuẩn các cơ sở hạ tầng quan trọng và đường phố, nhiều thiết bị và vật tư y tế, bao gồm cả máy trợ thở. Trong lúc đó, Bộ Quốc phòng Nga đã giám sát việc vận chuyển.
Thủ tướng Serbia Ana Brnabic và Bộ trưởng Quốc phòng Aleksandar Vulin đã đón chào những người Nga tại sân bay Batajnica và giành nhiều lời cảm ơn dành cho Nga. “Nga hỗ trợ các quốc gia đang ở tình trạng khó khăn nhất, bao gồm cả Mỹ. Bằng cách này, Moscow nêu một tấm gương cho thế giới về cách hành động trong thời gian đại dịch” – Thủ tướng Serbia nhấn mạnh. Ông chắc chắn rằng, Serbia sẽ không lặp lại kịch bản Italy. Nhờ phản ứng kịp thời, nước này đã cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút để chống dịch.
Giữa lúc đang nhận được hỗ trợ lớn từ Nga thì Serbia đã nhận lời động viên từ Pháp. Song Tổng thống Vucic đã đề cập đến lời động viên từ Paris với giọng khá mỉa mai.
“Emmanuel Macron đã truyền cảm hứng về tinh thần cho Serbia trong cuộc chiến chống lại virus corona” – Tổng thống Serbia nói sau cuộc điện đàm với lãnh đạo Pháp.
8. Ông Kissingger chỉ ra sai lầm của Mỹ
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissingger cho rằng, không có chính phủ nào, kể cả Mỹ, có thể một mình đánh bại Covid-19.
Trong cuộc trò chuyện với tạp chí Wall Street Journal mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cảnh báo: “Không có quốc gia nào, kể cả Mỹ, đơn thương độc mã có thể chiến thắng Covid-19. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có tầm nhìn và chương trình hợp tác toàn cầu. Nếu chúng ta không thể làm cả hai cùng lúc, chúng ta sẽ phải đối mặt với điều tồi tệ nhất”.
Nói về sự bùng phát của dịch Covid-19 tại các nước châu Âu, ông Henry Kissinger cho rằng, một trong những lý do khiến Italy, Tây Ban Nha và Pháp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 là do chính sách “biên giới mở” giữa mùa dịch.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: Reuters
Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, việc phát triển các phương pháp chữa bệnh cần có thời gian và các quốc gia cần tự bảo vệ mình trong thời gian này.
Ngoài ra, ông Kissinger cũng cho rằng, hợp tác thương mại và giao lưu toàn cầu đều tốt, nhưng Covid-19 phơi bày những điểm yếu của hệ thống toàn cầu hóa. Và sẽ mất nhiều năm để các quốc gia xây dựng lại từ sau hậu quả của đại dịch.
Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ từng khẳng định sẽ là sai lầm khi nói rằng, chính phủ Mỹ hoàn toàn kiểm soát được đại dịch Covid-19, bất chấp chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần lên tiếng trấn an.
Hiện Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với những chỉ trích vì chậm trễ và sai lầm trong phản ứng với dịch bệnh từ đầu, dẫn đến việc bỏ lỡ thời gian quý giá và đến nay Mỹ đã trở thành nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến sáng 10-4 (giờ địa phương), New York ghi nhận khoảng 162.000 ca bệnh COVID-19, chiếm gần 1/3 trong tổng số 468.895 ca nhiễm trên toàn nước Mỹ.
Trong khi đó Tây Ban Nha hiện là nước có số bệnh nhân COVID-19 cao thứ hai thế giới sau Mỹ, với 157.022 ca. Kế đến là Ý với 143.626 ca. Như vậy số ca nhiễm ở New York còn cao hơn cả Tây Ban Nha và Ý.
Hoàng Ngân Thương Tổng hợp và giới thiệu
Nguồn: Google.Tiên lãng
Nguồn: Hội Cờ Đỏ
PHẢN HỒI